Thành viên nhóm 6:
1. Tô Thị Thúy Bình – CL002
2. Nguyễn Hữu Hoàng – AD001
3. Nguyễn Thị Khánh Ly – CL002
4. Nguyễn Thành Phi – EM002
5. Nguyễn Quốc Thắng – CL002
6. Trần Ngọc Thảo Uyên – CL001
Lời mở đầu
Chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ ngày càng hiện đại và phát triển, điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống của người dân. Trước đây khi muốn ăn đồ ăn tại quán mình yêu thích nhưng lại ngại chen lấn, xếp hàng hay đơn giản chỉ vì lười ra đường nên chọn không ăn nữa. Thì bây giờ nhu cầu ăn uống của mọi người được dễ dàng thỏa mãn chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng. Đặc biệt trong mùa dịch CORONA, mọi người hạn chế tiếp xúc với nhau nên việc đến quán để ăn càng trở nên khó khăn thì việc đặt đồ ăn trên ứng dụng là lựa chọn hàng đầu. Và nổi bật trong số các ứng dụng đặt đồ ăn chính là GoJek và Grab. Thật vậy, chỉ vài thao tác đơn giản trên hai ứng dụng này thì bạn sẽ có bữa ăn ngon mà không tốn thời gian đến tận nơi để mua, ngoài ra còn có những khoảng ưu đãi cực kì hấp dẫn.
Grab và GoJek tuy là “đối thủ” của nhau nhưng lại tình cờ có chung một màu xanh đặc trưng. Bạn có thể thấy màu áo xanh của cả GoJek và Grab ở khắp nơi trên các con đường tại Thành phố Hồ Chí Minh vì mức độ phủ sóng quá mạnh mẽ của chúng. Grab hay GoJek đều có các chức năng tương tự nhau như đặt xe hay đặt đồ ăn, thêm vào đó cả hai đều có các gói khuyến mãi cực hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Vậy yếu tố nào sẽ tạo nên sự khác biệt giữa Grab và GoJek. Những ưu khuyết điểm của hai ứng dụng này là gì? Ứng dụng nào sẽ nhỉnh hơn trong cuộc chiến “áo xanh” này? Đáp án sẽ được trình bày trong bài quan sát của chúng tôi với các mục tiêu nghiên cứu sau:
So sánh phạm vi hoạt động
So sánh giao diện
So sánh trải nghiệm khi đặt xe
So sánh trải nghiệm đặt thức ăn
So sánh phương thức thanh toán và ưu đãi
1. Giới thiệu về Grab và GoJek
Grab (trước đây gọi là GrabTaxi/My Teki) được thành lập vào tháng 6 năm 2012. Đây là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại tại Malaysia, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber. Mặc dù ban đầu hoạt động với xe ôtô giống Uber tại Malaysia và Singapore, để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
GoJek là một công ty khởi nghiệp công nghệ thành lập vào năm 2010, có trụ sở tại Jakarta, Indonesia, chuyên về dịch vụ vận tải và hậu cần. Đây là Kỳ lân đầu tiên của Indonesia, cũng là công ty duy nhất ở Đông Nam Á được đưa vào 50 công ty của Fortune đã thay đổi thế giới năm 2017 với vị trí thứ 17 cùng với Apple (thứ 3), Unilever (thứ 21) và Microsoft (thứ 25). Công ty được định giá khoảng 5 tỷ đô la vào tháng 2 năm 2018. Kể từ tháng 11 năm 2018, Gojek đã hoạt động tại Indonesia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và sẽ sớm hoạt động tại Philippines và Malaysia.
Về cơ bản, Gojek là ứng dụng gọi xe thay thế cho GoViet tại Việt Nam từ ngày 20/7/2020. Chuyên sâu hơn, Gojek là một tập đoàn công nghệ đa nền tảng lớn nhất Indonesia hiện tại. Họ ra mắt ứng dụng gọi xe kiêm thêm nhiều dịch vụ khác từ năm 2015. Gojek chính thức gia nhập thị trường Việt Nam dưới tên gọi GoViet. Tuy nhiên, từ ngày 20/07/2020, cái tên GoViet sẽ bị khai tử để thay bằng Gojek. Bên cạnh việc đổi về tên gốc, dự kiến Gojek sẽ mang thêm nhiều dịch vụ từ Indonesia vào thị trường Việt Nam.
2. Tổng quan về 2 ứng dụng.
Để tìm hiểu về mức độ phổ biến của 2 ứng dụng trên, chúng tôi đã tìm hiểu trên cửa hàng ứng dụng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam đó là CH Play. Trong đó, Grab với hơn 100 triệu lượt tải về và có mức đánh giá là 4.4/5 sao. Còn Gojek có số lượt tải về là 50 triệu, với mức đánh giá là 4.2/5 sao.
Lượt đánh giá của 2 ứng dụng trên CH Play
Qua các con số trên ta có thể thấy rằng, Grab đang có mức độ phổ biến và tin dùng cao hơn trên thị trường Việt Nam. Một phần nguyên do giúp Grab chiếm phần cao hơn trên thị trường là do sự xuất hiện sớm của Grab tại Việt Nam. Năm 2014 Grab xuất hiện và theo thời gian đã dần trở thành thương hiệu xe ôm công nghệ được nhiều người biết đến. Trong khi đó, GoJek (trước đây là GoViet) chỉ mới xuất hiện ở thị trường ứng dụng đặt xe công nghệ vào năm 2018. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Grab đã và đang làm rất tốt việc giữ vững và mở rộng thương hiệu của bản thân bằng hàng loạt cải tiến phù hợp với từng thời kỳ. Gojek tuy rằng xuất hiện sau ở thị trường Việt Nam nhưng vẫn không ngừng phát triển và bám đuổi theo đối thủ cạnh tranh của mình. Thị trường Việt Nam là thị trường chiếm 60% người dùng ở thị trường nước ngoài của Gojek, điều đó chứng tỏ Việt Nam là một thị trường lớn trong thị trường đặt xe công nghệ và Gojek đang dần chiếm được một phần thị trường này.
Phạm vi hoạt động
Hiện nay, Grab đã xuất hiện và hoạt động trên tổng cộng 43 tỉnh thành phố trải dài từ Bắc xuống Nam và sở hữu hơn 190.000 tài xế. Trong khi đó GoJek kế thừa mạng lưới GoViet đã thiết lập với công bố hơn 150.000 đối tác tài xế Hà Nội và TP.HCM. Về quy mô thì Grab tỏ ra vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh là Gojek. Tuy nhiên, đối với một công ty vừa bước vào thị trường Việt Nam như Gojek thì với quy mô đang sở hữu hiện tại thì Gojek cũng chứng minh được phần nào năng lực của bản thân và tỏ ra rằng mình không hề kém cạnh so với người bạn bên kia chiến tuyến, sẵn sàng cạnh tranh và là đối thủ số một của họ.
Giao diện:
Giao diện ứng dụng Grab
Grab được thiết kế với nền màu trắng và các icon chủ yếu là màu xanh, bố cục hợp lý, dễ sử dụng và tìm kiếm thông tin. Khi mở app chúng ta thấy rất nhiều sự lựa chọn như ô tô, xe máy, đồ ăn, giao hàng, mart … Các thư mục được thể hiện đồng bộ, rõ ràng. Các mục ưu đãi và quảng cáo được trình bày ngay giao diện chính để dễ nhìn thấy và sử dụng hơn. Giao diện hiển thị gồm 4 chức năng chính: đặt ô tô, đặt xe máy, đặt đồ ăn và giao hàng và các chức năng phụ đi kèm của ứng dụng.
Giao diện ứng dụng GoJek
Ở giao diện GoJek cũng được thiết kế với nền là màu trắng, các quảng cáo chiếm chủ yếu diện tích của trang chủ với màu sắc nổi bật. Các thư mục được sắp xếp, bố trí rất đơn giản và sáng tạo hơn, với 3 chức năng chính của ứng dụng là GoRide (đặt xe máy), GoFood (đặt thức ăn) và GoSend (gửi hàng), hiện tại GoJek chưa có dịch vụ GoCar (đặt xe ô tô) nhưng với một thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, chúng tôi mong rằng GoJek sẽ sớm ra mắt dịch vụ này để cạnh tranh với Grab. GoJek chưa có các chức năng phụ so với Grab.
Nhận xét: Mỗi ứng dụng đều có cách bố trí, chức năng khác nhau và có những điểm nhấn cho giao diện làm người dùng bắt mắt và ấn tượng về chúng. Chúng tôi tin rằng cả hai ứng dụng đang cố gắng cải thiện tốt nhất về giao diện để người dùng cảm thấy cách sử dụng đơn giản và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Trải nghiệm khi đặt xe
Để so sánh tính năng đặt xe trên 2 ứng dụng Grab và Gojek, nhóm nghiên cứu tiến hành đặt xe với chung điểm đi là Cơ sở B - Đại học Kinh tế (279 Nguyễn Tri Phương, Q10) và điểm đến tại Cơ sở A - Đại học Kinh tế (59C Nguyễn Đình Chiểu, Q3).
Đặt xe GrabBike
Đối với Grab, thao tác đặt xe như sau:
Vào ứng dụng Grab, trong Trang chủ chọn mục Xe máy
Chọn địa điểm cần đến
Xác nhận điểm đón
Lựa chọn phương thức thanh toán/ nhập mã khuyến mãi (tùy chọn) và nhấn “Đặt xe”
Chi phí cho chuyến này trên Grab là 29.000đ. Khi nhấn nút đặt xe thì sẽ xuất hiện màn hình định vị giúp người dùng biết được tài xế đang di chuyển đến đâu và biết được cả hành trình của chuyến đi.
Sau tầm 3 phút đặt xe, tài xế GrabBike đến điểm đón và hỏi xác nhận điểm đến một lần nữa rồi đưa mũ bảo hiểm cho khách hàng và xuất phát.
Trong quá trình đi, tài xế có trò chuyện giúp cho chuyến đi thú vị hơn, sau khoảng 15 phút di chuyển thì đến Cơ sở A, trả tiền cho tài xế → kết thúc chuyến đi.
Đặt xe GoRide
Đối với GoJek, thao tác đặt xe như sau:
Vào ứng dụng GoJek, chọn GoRide
Chọn điểm đến, xác nhận lại điểm đón
Nhấn đặt GoRide
Chi phí cho chuyến đi này trên GoRide là 20.000đ. Khi nhấn nút đặt GoRide thì cũng sẽ xuất hiện màn hình định vị giúp người dùng biết được tài xế đang di chuyển đến đâu và biết được cả hành trình của chuyến đi như Grab.
Sau hơn 4 phút đặt xe, tài xế GoRide đến điểm đón và hỏi xác nhận điểm đến một lần nữa rồi đưa mũ bảo hiểm cho khách hàng và xuất phát. Sau khoảng 15 phút di chuyển thì đến Cơ sở A, trả tiền cho tài xế → kết thúc chuyến đi.
Qua trải nghiệm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, cả hai ứng dụng đều khá tương đồng với nhau về các thao tác cũng như thời gian di chuyển. Tài xế của cả 2 đều đảm bảo an toàn cho khách (đảm bảo đã đội mũ bảo hiểm). Tuy nhiên, GoJek đang cố gắng giành lợi thế khi đưa ra mức giá thấp hơn, nhằm thu hút, giành lấy thị phần từ tay của Grab.
Trải nghiệm đặt thức ăn
Để hiểu rõ hơn về 2 ứng dụng trên, chúng ta thêm một trải nghiệm nữa đó chính là đặt đồ ăn. Nhóm nghiên cứu tiến hành đặt chung 1 món cho cả 2 ứng dụng là Trà sen vàng mới, size L, đá, ở Highlands Coffee - TTTM SatraMart 3 tháng 2, địa điểm nhận hàng là Cheers Hòa Hảo
Đặt đồ ăn với GoFood
- Thao tác đặt thức ăn như sau:
Vào Gojek - chọn Gofood - Gõ tìm quán (Highlands Coffee - TTTM Satramart 3 tháng 2) - chọn món - đặt hàng
- Chọn món: Trà sen vàng mới: Size: L, Loại: đá, Số lượng: 1, Topping: không chọn.
- Đặt hàng: Giá gốc trên GoFood là 39.000đ giảm còn 29.500đ
Up size L: + 16.000đ
Phí giao hàng: 14.000đ
Phí nền tảng: 1.000đ
Xài mã giảm 20% (9.100đ)
Tổng tiền: 51.400đ
Đặt đồ ăn với GrabFood
- Thao tác đặt đồ ăn: Grab – đồ ăn – gõ tìm quán (Highlands Coffee - TTTM Satramart 3 tháng 2) – chọn món - đặt hàng
- Chọn món: Trà sen vàng mới: Size: L, Loại: đá, Số lượng: 1, Các loại topping: không chọn
- Đặt hàng:
Giá gốc: 39.000đ
Up size L: +16.000đ
Phí giao hàng: 17.000đ
Phí dịch vụ: 2.000đ
Xài mã giảm 30% (16.500đ)
→ Tổng tiền: 57.500đ
Cơ bản về thao tác đặt hàng thì 2 ứng dụng khá là giống nhau. Tuy nhiên điều mà nhóm nghiên cứu quan tâm chính là giá thành cũng như các phí mà 2 ứng dụng đặt ra. Dễ dàng thấy giá thành và các phí của GoFood đều thấp hơn GrabFood. Ngoài ra 2 ứng dụng đều có những ưu đãi cho người dùng, GoFood mặc dù mã chỉ giảm 20% nhưng bù lại thì giá thành và các phí thấp, còn GrabFood mặc dù giá thành và các phí cao nhưng mã lại giảm đến 30%.
Nhóm nghiên cứu đã đặt món cùng một thời gian (15:52), ngay sau quá trình đặt món thì chúng ta có thể thấy ngay được sự khác biệt về cách thức thực hiện của cả 2 ứng dụng.
GoFood:
15:52 tài xế nhận đơn
15:53 tài xế gọi điện xác nhận
15:53→16:06 nhà hàng chuẩn bị món
16:06 tài xế bắt đầu giao hàng
16:10 tài xế giao hàng đến
GrabFood:
15:54 có người nhận đơn
15:52→15:58 nhà hàng chuẩn bị món
15:58 tài xế bắt đầu giao hàng
16:09 tài xế giao hàng đến
Cũng giống như GrabBike và GoRide thì GrabFood và GoFood cũng có định vị tài xế. Cả 2 ứng dụng đều làm tốt tính năng định vị tài xế, có thể thấy việc tracking (theo dõi) vị trí của tài xế giúp cho người dùng căn chỉnh được thời gian nhận hàng. Đồng thời trên màn hình cả 2 ứng dụng đều hiển thị vị trí tài xế và thời gian dự kiến. Dù quá trình tiến hành của 2 ứng dụng khác nhau nhưng thời gian nhận hàng lại không có sự khác biệt quá rõ rệt, đặc biệt nhất là cả 2 ứng dụng đều giao hàng nhanh hơn hoặc là gần trùng với thời gian dự kiến ban đầu.
Phương thức thanh toán và khuyến mãi
Ở Grab, khách hàng có thể thanh toán trước bằng cách liên kết thẻ ngân hàng và thanh toán trực tuyến. Họ còn liên kết với ví điện tử Moca, giúp cho những người sử dụng ví điện tử này có thể dễ dàng thanh toán hơn khi sử dụng các dịch vụ của Grab. Tuy nhiên, khi khách hàng muốn thanh toán trực tiếp thì thủ tục xác nhận danh tính khá rườm rà và phức tạp hơn so với Gojek.
Ví điện tử GrabPay by Moca
Ở GoJek, họ chỉ có phương thức thanh toán là thanh toán trực tiếp. Điều này khá hạn chế trong bối cảnh các phương tiện thanh toán trực tuyến đang phát triển. Tuy nhiên bù lại, các thủ tục thanh toán của họ đơn giản và nhanh chóng hơn so với Grab.
Về khuyến mãi, cả 2 ứng dụng đều có những chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá cho người dùng thường xuyên
Kết luận của nhóm
Ngày nay, Grab và GoJek đều là những nền tảng ứng dụng tốt, hỗ trợ nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Cả 2 ứng dụng đều đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, sự tiện lợi và an toàn cho đối tác và người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên Grab vẫn đang có vị thế cao hơn trên thị trường đặt xe công nghệ trong lòng người dân nhưng với những chính sách thâm nhập và phát triển hiệu quả, Gojek đang dần phát triển và giành được vị trí nhất định đối với khách hàng.
good job